Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Ngất Ngây 8 Kiểu Thiết Kế Nhà Bếp Đẹp 2017

Chỉ với 8m2, rất chật hẹp cho 1 căn nhà bếp, nhưng nhờ sự khéo léo trong lựa chọn và xếp đặt nội thất nên nó vẫn đạt thẩm mỹ và không chật chội.

1. Phòng bếp chuẩn mực cho gia đình
Đó chính là kiểu bếp trải dài hoặc bếp chữ L, nhiều ngăn tủ để chứa đồ đạc, có quạt hút và cửa sổ thông ra vườn. Chính giữa là bàn ăn có thể mang tới lui được.


2. Kết hợp màu tone sur tone

"Tone sur tone", đó là sự cộng hưởng màu sắc của nội thất trong nhà bếp biến nơi này trở nên đẹp đẽ, tinh tế hơn trong mắt người nội trợ. Nấu nướng cũng cần đến sự hưng phấn mới giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Ngoài việc phối màu, Việc bố trí các món đồ cũng không thể phớt lờ.

3. Giải pháp cho bếp căn hộ, chung cư diện tích nhỏ
Bếp ăn trong căn hộ chung cư nhỏ thì sẽ nhỏ theo, chưa nói tới việc gia đình neo người nên nhu cầu nấu nướng không cao. Một gian bếp nhỏ gọn với chiếc bàn ăn rất chất, cạnh đó là dăm ba chiếc ghế sofa ấm cúng có hướng nhìn thông qua cửa kính ra bên ngoài thì sẽ rất tuyệt vời.


4. Sử dụng nội thất chất liệu bóng
Với những căn bếp hẹp, người ta thường tận dụng từng miếng với nội thất liên tục, nhiều ngăn để lưu trữ được nhiều hơn. Màu bóng giúp cho sự thẩm mỹ được tăng thêm một nấc, kể cả việc vệ sinh cũng sẽ đơn giản hơn.

5. Bếp cho người không nấu nướng nhiều
Nếu không màng việc bếp núc mà nhà bếp quá rộng thì sao ? Nếu vậy thì hãy thu hẹp nó lại, chỉ để dành cho bếp nấu đơn giản và bồn rửa chén, giảm diện tích tủ trên. Mở rộng bàn, ghế ăn ra để việc ăn uống gia đình diễn ra bình thường và tiếp đón khách đến nhà tiện lợi hơn.



6. Màu sắc của bếp diện tích nhỏ
Khéo léo hòa trộn màu sắc nội thất, tự nhiên lại với nhau thì sẽ biến căn bếp trở nên đẹp hơn, làm mất đi cảm giác ngột ngạt. Có thêm đèn chùm thì càng tốt.

7. Bếp màu ngọc bích
Tông màu ngọc bích cộng với phông trắng và màu sậm sẽ tăng thêm sự sang trọng của bếp

8. Mang tính thực dụng
Khi không thể nghĩ ra được ý tưởng gì khác lạ, thì tính thực dụng luôn được đẩy lên hàng đầu. Chỉ cần căn bếp gọn gàng, bố trí khoa học, dễ sử dụng là được rồi.

Theo internet

Hồi Niệm Tuổi Thơ Với Chiếc "Gạc-Măng-Giê" Nơi Góc Bếp

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mọi thứ đã quá đủ đầy tân tiến, thì ta lại quên hẳn đi những thứ cũ kỹ, tồi tàn của ngày xưa. Nhưng mỗi khi có dịp nhớ lại hoặc nhìn thấy, ta bỗng cảm thấy rưng rưng bồi hồi nhớ lại thời xa xưa và tự bỗng thấy mình nhỏ lại. Với những thứ quen thuộc ấy, mà nhất là cái chạn bát (nhiều người gọi là gác-măng-giê), đó thật sự là kỷ vật gắn với tuổi thơ 7x-8x-9x mà con nít bây giờ hầu như không biết được.


Chiếc chạn bác đóng bằng gỗ được đặt ở nhà bếp gồm có 3 phần. Phần đầu là tủ có cửa để chứa các món ăn cần bảo quản kín hoặc chén dĩa, tầng 2 là nồi niêu xoong chảo hay những thứ cần dùng nhất. còn tầng 3 là để rổ rá, rế cơm hoặc chày cối. Làm sao quên được những giây phút ăn vụng của đám con nít thuở ấy, lâu lâu lén lén người lớn đi ngang qua giở bốc 1 miếng cho vào mồm ngay, có lúc nhăn mặt khóc ròng vì đồ ăn quá cay hoặc quá nóng.


Mé tủ thường gắn thêm 1 ống nhỏ dùng để chứa đũa muỗng, vá muôi.... Tùy theo yêu cầu sử dụng mà chạn thường có chiều cao không cố định.


Còn đây là kiểu chạn thôn quê hay những gia đình nghèo ngày ấy hay sử dụng. Nó được đóng bằng tre, gỗ đơn sơ, kích thước nhỏ. 


Kiểu chạn này là dùng cho việc phơi phóng chứa đựng chén bát và những lọ hũ chứa gia vị, dưa muối ngày xưa. 

Theo eva






Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Mái Ấm Của "Táo Giao Thông" Chí Trung Có Gì Lạ ?

Mái ấm của cặp đôi NSƯT Chí Trung - Ngọc Huyền luôn khiến cho người khác phải thán phục bởi sự gắn bó suốt hơn 35 năm qua. Sự nghiệp vững chắc, con cái thành đạt, đó là những gì mà "Táo giao thông" có được và trở thành "kiểu mẫu" của gia đình nghệ sĩ. Người ta biết Chí Trung "Táo giao thông", Chí Trung đóng phim, Chí Trung đạo diễn, và sau này là Chí Trung "fan ruột" bóng đá chứ hiếm ai biết rằng Chí Trung cũng là tay chơi đồ cổ thứ thiệt.

Nằm gọn ở khu đất sau nhà hát lớn, căn nhà 4 tầng của Chí Trung cũng rộng lớn, hiện đại như bao căn nhà khác. Nhưng điểm đáng nói ở đây chính là sự hiện diện của rất nhiều món cổ vật quý hiếm trong mọi ngõ ngách của nhà, chỗ nào có khoảng trống thì chỗ đó có... đồ cổ. Có bộ sưu tập đồ sộ như thế nhưng anh không dám nhận mình là nhà sưu tầm, mà chỉ là người đam mê mà thôi.


Những chiếc bình gốm cổ được trưng bày trang trọng bao quanh phòng ăn. Chính những chiếc bình này đã đem lại cho anh nguồn vui, sự thư giãn sau giờ làm việc.


Bộ lư, bình gốm, trang thờ đều được cất công thu thập và trưng bày ngay tại gầm cầu thang. Có cả chiếc máy radio cát-xét mà ngày xưa nhà ai tậu được đã là giàu lắm rồi. Những bức tượng lớn nhỏ có niên đại hàng trăm năm cũng đều được anh sở hữu. Các bức tượng thuộc nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta cũng hiện diện ở đây.


Mái ấm hạnh phúc đủ đầy của cặp đôi nghệ sĩ nổi tiếng Hà Nội

Theo internet